Muôn kiểu bức tử miệng cống thoát nước ở TPHCM

TPHCM – Nhiều hố ga, cống thoát nước trên các tuyến đường tại TPHCM thành nơi chứa rác thải khiến hệ thống thoát nước tắc nghẽn, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.

Muôn kiểu bức tử miệng cống thoát nước ở TPHCM
Muôn kiểu bức tử miệng cống thoát nước ở TPHCM.

Những ngày qua, TPHCM đón các cơn mưa nặng hạt. Dù tình trạng ngập nặng chưa xảy ra, tuy nhiên vẫn có những con đường rút nước rất chậm, một phần vì miệng cống thoát nước bị bịt kín bởi rác thải.

Mặc dù đã có chế tài xử phạt hành vi vứt rác bừa bãi nơi công cộng, tuy nhiên tại các cống thoát nước ở TPHCM vẫn tràn ngập rác thải. Trên các tuyến đường Quận 1, Bình Thạnh, TP Thủ Đức… nhiều người dân vẫn vô tư xem “cống thoát nước là nơi chứa rác”, gây khó khăn cho các công nhân môi trường.

Các loại rác thải vứt dưới miệng cống thoát nước thường là rác sinh hoạt như: túi nilon các loại, chai nhựa, hộp xốp, cát, đá, miểng chai... Ảnh: Minh Tâm
Các loại rác thải vứt dưới miệng cống thoát nước thường là rác sinh hoạt như: túi nilon các loại, chai nhựa, hộp xốp, cát, đá… Ảnh: Minh Tâm

Các loại rác thải vứt dưới miệng cống thoát nước thường là rác sinh hoạt như: túi nilon các loại, chai nhựa, hộp xốp, cát, đá, miểng chai…

“Ngày nào chẳng thế, ban ngày thì người đi đường ăn uống xong, vứt hộp và ly nhựa; còn tối đến, người dân ở đây lén lút đem rác đổ xuống cống”, ông Dương Văn Lâm (ngụ quận Bình Thạnh) cho hay.

Về phạt hành chính, hành vi xả rác của một số quán ăn nhỏ lẻ, gây nghẹt cống thoát nước hiện nay sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định 121/2013/NĐ-CP. Phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng đối với hành vi đổ đất, đá, vật liệu, rác xuống sông, hồ, kênh, mương, hố ga, cống, rãnh thoát nước làm cản trở dòng chảy. Phạt tiền từ 2.000.000 đến 4.000.000 đồng nếu xả chất độc hại vào hệ thống thoát nước công cộng; vi phạm các quy định về bảo vệ an toàn hệ thống thoát nước.

Ngoài ra, UBND quận huyện, phường xã có chức năng kiểm tra, xử phạt. Tuy nhiên, việc xử lý tại các quận huyện còn ít, chủ yếu tập trung tại các quận trung tâm nên chưa đủ răn đe.

Một số hình ảnh rác thải bịt miệng cống thoát nước ở các tuyến đường TPHCM:

Rác được cho vào túi nilông vứt thành đống tại một miệng cống khu vực chợ Thủ Đức (TP Thủ Đức). Rác chất đầy khiến người dân không còn nhận ra đâu là miệng cống, đâu là vỉa hè. Ảnh: Minh Tâm
Bao đựng rác chắn nửa miệng cống trên đường Huỳnh Tấn Phát (quận 7) - điểm ngập của TP HCM mỗi khi mưa lớn. “Cứ tối đến khi dọn hàng xong, những người bán hàng rong lại đổ hết rác vào miệng cống. Gặp mưa, rác trôi xuống cống làm tắc, đường ngập. Bà con ở đây đã phản ánh rất nhiều lần rồi nhưng không ăn thua“, ông Lê Đức Dũng, sống ven đường, cho biết.
Bao đựng rác chắn nửa miệng cống trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh) – từng là điểm ngập của TPHCM mỗi khi mưa lớn. “Cứ tối đến khi dọn hàng xong, những người bán hàng rong lại đổ hết rác vào miệng cống. Gặp mưa, rác trôi xuống cống làm tắc, đường ngập. Bà con ở đây đã phản ánh rất nhiều lần rồi nhưng không ăn thua“, ông Dũng, có nhà trên tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh, cho biết. Ảnh: Minh Tâm
Không chỉ vứt rác, một số miệng cống còn bị người dân chắn ván, phủ bạt, chùm bao bố để ngăn mùi. Ảnh: Minh Tâm
Không chỉ vứt rác, một số miệng cống còn bị người dân chắn ván, phủ bạt để ngăn mùi. Ảnh: Minh Tâm
Mỗi khi mưa lớn, ngành thoát nước TPHCM phải huy động hàng trăm người đi vớt, dọn rác tại các miệng cống thu nước, nhưng không thể nào bố trí đủ lực lượng tại hàng chục ngàn miệng cống trên khắp các tuyến đường hiện nay. Ảnh: Minh Tâm
Mỗi khi mưa lớn, ngành thoát nước TPHCM phải huy động hàng trăm người đi vớt, dọn rác tại các miệng cống thu nước, nhưng không thể nào bố trí đủ lực lượng tại hàng chục ngàn miệng cống trên khắp các tuyến đường hiện nay. Ảnh: Minh Tâm
Những bao rác sinh hoạt, xà bần đủ loại... chất đống ở vỉa hè khu vực Quận 1 gây mất mĩ quan đô thị. Ảnh: Minh Tâm
Những bao rác sinh hoạt, xà bần đủ loại… chất đống ở vỉa hè khu vực Quận 1 gây mất mĩ quan đô thị. Ảnh: Minh Tâm
Không chỉ cống thoát nước, nhiều kênh rạch ở TPHCM cũng bị “bức tử' bởi rác thải. Một kênh thoạt nước ở quận Bình Thạnh đủ loại rác ngập dày không nhìn thấy mặt nước. Ảnh: Minh Tâm
Không chỉ cống thoát nước, nhiều kênh rạch ở TPHCM cũng bị “bức tử’ bởi rác thải. Một kênh thoát nước ở quận Bình Thạnh đủ loại rác ngập dày không nhìn thấy mặt nước. Ảnh: Minh Tâm

Nguồn: Laodong.vn